logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 26 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Bảo hiểm Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp (26/2/2021)

Bảo hiểm Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp (26/2/2021)

Ngày phát hành 11:22 | 26/2/2021

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 1/7/2016, chủ sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp. Vậy trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụng lao động như thế nào? Việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó trong thực tế ra sao?

HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (19/11/2021)

HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (19/11/2021)

Ngày phát hành 17:29 | 19/11/2021

Sau hơn 1 tháng triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, 26.000 tỉ đồng, hàng chục triệu người lao động đã được hỗ trợ về bảo hiểm xã hội. Trong đó phải kể đến chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là chính sách hoàn thành sớm nhất, đã hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 (25/09/2023)

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 (25/09/2023)

Ngày phát hành 14:28 | 25/9/2023

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhằm bồi thường và chi trả cho người lao động về những thương tật, thương tích do tai nạn lao động gây ra, giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc. Pháp luật liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong đó có Thông tư 28 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật an toàn, vệ sinh lao động với nhiều điểm mới nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của người lao động:

Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp công nhân chưa được coi trọng (Ngày 27/10/2020)

Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp công nhân chưa được coi trọng (Ngày 27/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020

Sở dĩ có tình trạng nhiều DN phớt lờ việc khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho CN là do số tiền nộp phạt thấp hơn số tiền phải bỏ ra để khám sức khỏe cho NLĐ. Thế nên, khi cơ quan chức năng của tỉnh vào kiểm tra, giám sát, nhiều chủ DN cố tình né tránh. MC2: Nghị định 28 năm 2020 do Chính phủ ban hành, chính thức áp dụng ngày 15/4/2020 đã quy định: Nếu DN không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân lao động, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng. Việc tăng mức phạt đạt hiệu quả như thế nào? Sau 6 tháng áp dụng, tình hình có tiến triển ra sao? Phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Đặng Văn Khánh, Trưởng phòng Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Thủ tục hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (12/03/2021)

 Thủ tục hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp  (12/03/2021)

Ngày phát hành 8:17 | 12/3/2021

Thời gian qua, rất nhiều người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp thường né tránh trách nhiệm hoặc giải quyết các chế độ chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Thực tế nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu biết sâu các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật, đặc biệt là thủ tục hồ sơ để hưởng trợ câp tai nạn lao động.

Không nên cào bằng mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (22/09/2023)

Không nên cào bằng mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (22/09/2023)

Ngày phát hành 14:23 | 25/9/2023

Để đảm bảo an toàn cho người lao động yên tâm sản xuất, ngoài việc đảm bảo các điều kiện bảo hộ lao động, việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là lợi ích thiết thân của người lao động khi không may xảy ra tai nạn lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, tỷ lệ đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các nhóm lao động đang cào bằng như nhau, nên cần phân tỷ lệ đóng vào quỹ theo các mức độ nguy hiểm, rủi ro của nghề. Như vậy, quỹ bảo hiểm sẽ giúp ích được nhiều hơn và tạo được sự công bằng với các nhóm nghề. Vậy trên thực tế, trong thời gian qua, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực sự đồng hành với người lao động ra sao? Đây là nội dung chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay.

Xem COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi ra sao? (20/2/2023)


Xem COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, phòng dịch sẽ thay đổi ra sao? (20/2/2023)

Ngày phát hành 19:10 | 20/2/2023

Nhiều tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 đã giảm mạnh, một số tỉnh, thành nhiều ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt, hơn 1 tháng nay, cả nước không có ca tử vong do Covid - 19 trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin các mũi cơ bản và bổ sung tại Việt Nam giai đoạn năm 2021-2022 ở mức cao nhất thế giới. Ở một góc độ khác, mới đây, Bộ Y tế cũng đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4/2023. Với tất cả những yếu tố đó, dư luận đặt câu hỏi, vậy nước ta đã đạt miễn dịch cộng đồng với Covid 19 chưa? Khi nào thì Việt Nam có thể công bố hết dịch? Để tìm hiểu câu chuyện này, chúng tôi kết nối với PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Ô nhiễm môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp (02/5/2016)

Ô nhiễm môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp (02/5/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2016

Bệnh nghề nghiệp “tàn phá “ sức khỏe người lao động, doanh nghiệp thờ ơ (1/6/2020)

Bệnh nghề nghiệp “tàn phá “ sức khỏe người lao động, doanh nghiệp thờ ơ (1/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020

Hiện nay, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp ở Bình Dương đang gia tăng do ảnh hưởng của môi trường làm việc. Thế nhưng, sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp này vẫn còn hạn chế, thậm chí là trốn tránh trách nhiệm. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần có chế tài mạnh trong xử lý thì mới mong người lao động được sinh hoạt, làm việc ở nơi an toàn cho sức khoẻ. Phóng viên Thiên Lý, thường trú tại TPHCM có bài về vấn đề này.

Những quy định pháp luật mới nhất về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (30/9/2022)

Những quy định pháp luật mới nhất về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (30/9/2022)

Ngày phát hành 9:35 | 30/9/2022

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng. Vậy hiện nay, pháp luật có quy định như thế nào về việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm của người sử dụng lao động ra sao? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” bắt đầu diễn ra từ hôm nay (Thời sự trưa 1/5/2018)

Tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” bắt đầu diễn ra từ hôm nay (Thời sự trưa 1/5/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2018

- Tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” bắt đầu diễn ra từ hôm nay.
- Dự báo lưu lượng giao thông sẽ tăng mạnh tại các tuyến đường về các thành phố lớn trong ngày hôm nay. Người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định khi điều khiển phương tiện, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
- Hàng trăm mét khối gỗ được phát hiện tại một lán trại ngay sát đồn biên phòng, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn Quốc gia Yoóc-đôn, tỉnh Đắc Lắc.
- Hàng nghìn mét khối gỗ quý hiếm được cất giấu trong kho của Phan Hữu Phượng. Dư luận đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính hợp pháp của nguồn gốc, số lượng gỗ và lán trại này! Có hay không sự làm ngơ của lực lượng chức năng để gỗ ngang nhiên được đưa ra khỏi rừng?
- Hàn Quốc thuyết phục Triều Tiên lựa chọn làng đình chiến Bàn Môn Điếm là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều.
- Thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước cơ hội mong manh khi Ixraen vừa đưa ra tuyên bố “gây chấn động” về dự án hạt nhân quân sự bí mật của Iran. Trong khi đó, Iran cảnh báo, có thể làm giàu urani cấp độ cao hơn nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động (03/10/2022)

Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động (03/10/2022)

Ngày phát hành 9:35 | 3/10/2022

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhằm bồi thường và chi trả cho người lao động về những thương tật, thương tích do tai nạn lao động gây ra, giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc. Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, nhằm bảo đảm hơn đời sống của người lao động khi gặp rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chây ì, trốn đóng. Giải pháp nào nhằm khắc phục triệt để tình trạng này

Giải pháp nào thay đổi nhận thức của người lao động về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? (17/3/2020)

Giải pháp nào thay đổi nhận thức của người lao động về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? (17/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động khi họ gặp rủi ro này trong quá trình làm việc. Đây là chính sách an sinh xã hội mang tính thiết thực và hữu ích. Bởi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động. Nhưng thực tế, người lao động chưa mặn mà với loại hình bảo hiểm này. Vậy giải pháp nào để thay đổi nhận thức của người lao động?

THỜI SỰ 12H TRƯA 1/4/2023: Từ ngày hôm nay, COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

THỜI SỰ 12H TRƯA 1/4/2023: Từ ngày hôm nay, COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Ngày phát hành 13:48 | 1/4/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực tế việc đảm bảo thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa; thăm Làng Trẻ em SOS Nha Trang.
- Ngân hàng Nhà nước vừa bất ngờ thông báo giảm loạt lãi suất điều hành thêm 0,3-0,5%, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.
- Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hôm nay vẫn còn khoảng 1 triệu rưỡi thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin.
- Chính sách đối ngoại mới của Nga không coi phương Tây là kẻ thù, nhưng có ý định loại bỏ "vết tích thống trị" của Mỹ trên thế giới.
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố hơn 30 tội danh liên quan tới gian lận tài chính.

Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động chưa được coi trọng (Ngày 27/10/2020)

Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động chưa được coi trọng (Ngày 27/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020

Thưa quý vị và các bạn! Nghị định 28 năm 2020 do Chính phủ ban hành, chính thức áp dụng ngày 15/4/2020 đã quy định: Nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân lao động, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng. Việc tăng mức phạt gấp 5 lần so với quy định cũ đã đạt hiệu quả như thế nào? Sau 6 tháng áp dụng, tình hình có tiến triển ra sao? Chúng tôi bàn về nội dung này trong Xã hội Chuyển động ngày 27/10/2020. Mời quý vị đón nghe:

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: